您现在的位置是:Nhận định >>正文
Nhận định, soi kèo Thể Công Viettel vs Công an Hà Nội, 19h15, ngày 19/2: Chủ nhà đáng tin
Nhận định7135人已围观
简介 Hư Vân - 18/02/2025 18:15 Việt Nam ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Real Madrid vs Man City, 3h00 ngày 20/2: Kỳ phùng địch thủ
Nhận địnhPhạm Xuân Hải - 19/02/2025 05:25 Cúp C1 Châu ...
阅读更多Phát cuồng vì nhân vật mới phim Cô dâu 8 tuổi
Nhận định-Nhân vật người trong Cô dâu 8 tuổi thu hút sự chú ý của khán giả với vẻ ngoài đẹp trai và tính cách tuyệt vời.Nhan sắc tự nhiên của Mỹ Tâm khiến khán giả ngỡ ngàng"> ...
阅读更多Giới nghệ sĩ lên tiếng về dự án xây nhà hát 1.500 tỷ gây tranh cãi
Nhận định– Xung quanh dự án xây nhà hát 1.500 tỷ ở Thủ Thiêm gây tranh cãi những ngày qua, nhiều nghệ sĩ và người giữ công tác quản lý trong lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật đã chính thức lên tiếng.
Tuấn Hưng: Tôi sẽ trả lại vé cho khán giả và thực hiện đêm diễn khác
Phản ứng của Trường Giang trước tin đồn Nhã Phương mang thai
Nhà hát Sydney một thời gây tranh cãi và các biểu tượng văn hóa tầm cỡ
Mới đây, trong kỳ họp khóa IX, HĐND TPHCM đã thông qua tờ trình của UBND thành phố về dự án xây dựng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch.
Theo đó, đây là nhà hát đạt tiêu chuẩn quốc tế, đặt tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2). Dự án có tổng mức đầu tư hơn 1.508 tỷ đồng với quy mô 1.700 chỗ, gồm hai khán phòng lớn và nhỏ. Thời gian thực hiện dự kiến trong giai đoạn 2018-2022.
Sau khi HĐND TP.HCM thông qua dự án, nhiều ý kiến tranh cãi trong dư luận đã nổ ra trong suốt ba ngày vừa qua. VietNamNet đã liên hệ một số nghệ sĩ và người giữ công tác quản lý trong lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật để xin ý kiến về vụ việc.
Giám đốc Nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch TP.HCM: Đây là giá trị văn hóa, không phải kinh doanh
Theo ông Thạch, với nhu cầu về đời sống tinh thần của người dân TP thì việc xây dựng nhà hát là rất bức thiết. Trao đổi với báo VietNamNet, nhạc trưởng Trần Vương Thạch - Giám đốc Nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch TP.HCM cho hay trong 3 ngày qua ông đã biết phản ứng trái chiều từ dư luận khi chủ trương đầu tư Nhà hát giao hưởng 1.500 tỷ ở Thủ Thiêm được thông qua.
Theo nhận định của ông, có một số người lập luận về sự phung phí, lãng phí…khi nhà hát đi vào hoạt động nhưng đây là sự nhầm lẫn, bởi đây là những giá trị văn hóa, không phải giá trị kinh doanh.
“Trong thiết kế đô thị thì phải có hạng mục nhà hát, cũng giống như cuộc sống có cuộc sống vật chất và cuộc sống tinh thần” – nhạc trưởng Trần Vương Thạch nhận định.
Giám đốc Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch TP.HCM cho biết ngay từ bây giờ chứ không cần tới lúc nhà hát mới được xây, khán giá của loại hình này đang phát triển rất tốt, trong đó có giới trẻ.
“Tại sao lại phung phí khi mình đặt vấn đề xây dựng một đời sống văn hóa phục vụ nhân dân. Để thực hiện mục tiêu lớn đó, Thành phố phải có những thiết chế văn hóa, đó là những nhà hát” – ông Thạch nói và cho biết không phải có chỉ có 1 nhà hát mà ở các quận các huyện cũng cần có nhà hát, để người dân khắp nơi được hưởng những gì tốt nhất.
NSƯT Tạ Minh Tâm, Phó giám đốc Nhạc viện TP.HCM: Chắc chắn sẽ có nhiều người ủng hộ
Tạ Minh Tâm cho rằng dự án nhà hát là món nợ mà cấp lãnh đạo cần phải trả cho nền âm nhạc TP bởi chủ trương xây dựng nhà hát giao hưởng đã có hơn 20 năm trước. Theo Tạ Minh Tâm, việc xây dựng dự án nhà hát là món nợ mà các cấp lãnh đạo đã nợ nền âm nhạc thành phố từ nhiều năm nay bởi dự án đã được lên kế hoạch xây dựng từ trước đó rất lâu. Anh tin rằng không riêng gì mình mà chắc chắn sẽ có rất nhiều người đồng ý với quyết định này của HĐND TP.
“Phải hiểu rằng nhà hát là công trình phúc lợi cả về mặt vật chất lẫn tinh thần chứ không phải xây nên để cho có hay lãng phí tiền của của nhân dân. Nếu có điều kiện, tôi khuyến khích không chỉ xây một mà cần nhân rộng nhiều nhà hát trên địa bàn TPHCM.
Trong nhiều năm chúng ta bỏ tiền để xây vài chục bệnh viện, vài trăm trường học thì việc bỏ ra 1.500 tỷ để có một bộ mặt văn hóa mang ý nghĩa để đời liệu có là nhiều? Cũng như vấn đề bắn pháo hoa, mọi người tranh cãi về việc có lãng phí hay không, nhưng thực tế mỗi dịp lễ Tết từ xưa tới nay bất cứ ai cũng đều vui vẻ khi thưởng thức nó”, NSƯT chia sẻ.
“Trách nhiệm của các lãnh đạo là làm thế nào để chứng minh cho người dân thấy mọi công tác xây dựng, quản lý và điều hành đều phải thật sự minh bạch, đúng tiến độ. Có như thế mới khiến người dân đồng tình, cảm thông và chia sẻ”, anh nói thêm.
Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng mong nhà hát xứng đáng với số tiền bỏ ra
Đàm Vĩnh Hưng bày tỏ nguyện vọng được nghe trình bày cụ thể từ các cơ quan về chi tiết dự án. Ở vị trí ca sĩ tự do, nam ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng cho biết anh rất ủng hộ quyết định xây dựng nhà hát của UBND Thành phố. Tuy nhiên, điều anh và cũng như mọi người dân khác mong mỏi là được nghe các cơ quan có liên quan trình bày cụ thể về chức năng và các tiện nghi bậc nhất, hiện đại nhất, văn minh nhất để mọi người đều thấy mọi thứ là xứng đáng với số tiền bỏ ra.
“Cho tới giờ phút này tại Việt Nam cũng chưa có một sân khấu hay nhà hát nào đủ "tuổi" để mời các sao lớn của thế giới đến trình diễn. Hoặc có những lễ hội vô cùng đặc biệt khiến hàng triệu khán giả Việt mơ ước một lần đặt chân đến. Đó cũng là niềm hãnh diện cho thành phố này, thế thôi! Tôi ủng hộ với điều kiện nhà hát được làm đúng tầm và có tâm”, Đàm Vĩnh Hưng bày tỏ.
Đại tá, NSƯT Hà Thủy: Giới văn nghệ ước TP.HCM có một nhà hát đủ tầm
Theo Hà Thủy, từ lâu giới văn nghệ sĩ cũng mơ ước TP.HCM có một nhà hát đủ tầm để tự hào với cả nước. Đại tá, NSƯT Hà Thủy thì cho rằng: “Hiện tại ở TP HCM có một vài cơ sở như: Nhà hát Lớn, nhà hát Hoà Bình, nhà hát Trần Hữu Trang, nhà hát Bến Thành,... Trừ nhà hát Lớn ở Quận 1 thỉnh thoảng còn có những hoạt động nghệ thuật phục vụ công chúng, còn số nhà hát còn lại cũng không liên tục sáng đèn và nếu có lại chủ yếu là cho thuê làm sự kiện, tiệc cưới,...
Lý do theo tôi là bởi diện tích và khuôn viên quá nhỏ, chưa xứng tầm để làm các sự kiện văn hoá trọng đại trong nước và quốc tế. Vì vậy, giới văn nghệ sĩ cũng mơ ước TP HCM có một nhà hát đủ tầm để tự hào với cả nước.
Về các vấn đề như địa điểm, thời gian, kinh phí... tôi nghĩ đã có các cơ quan, ban ngành, các nhà quản lý nghiên cứu sao cho thật khoa học và hợp lý để công trình vừa mang biểu tượng văn hoá, vừa có đủ tiện ích văn hoá cho dân và hợp lòng dân.
Nếu được như vậy, chắc chắn khi nhà hát khánh thành sẽ có ý nghĩa với tất cả nhân dân nói chung và các văn nghệ sĩ nói riêng”, bà nêu quan điểm.
Nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc Quốc Trung: Đừng lấy những tiêu cực xã hội để đánh giá
Quốc Trung ủng hộ việc xây dựng nhà hát để nâng cao chất lượng nghệ thuật cho khán giả, thay vì việc họ bị chi phối quá nhiều bởi gameshow như hiện nay. Liên hệ với Quốc Trung, anh bày tỏ bản thân rất ủng hộ chủ trương xây Nhà hát của UBND TP.HCM. Theo anh, nước ta vô cùng thiếu những công trình phục vụ cho đời sống văn hoá ,tinh thần của người dân.
Mặt khác, nhà hát không chỉ cần thiết cho những nghệ sĩ của thành phố nói riêng và cả nước nói chung mà nó còn rất cần cho cộng đồng và người dân của thành phố.
“Một nhà hát không làm nên và thay đổi được đời sống văn hoá nghệ thuật, nó cũng không cứu rỗi được những người làm nghệ thuật bác học vốn có đời sống khá khó khăn. Nhưng ít nhất nó cho họ có cơ hội nhiều hơn để mang tới khán giả những sản phẩm ngày càng chất lượng hơn, được nhiều hơn với âm nhạc thay vì chỉ xem các show truyền hình thực tế", Quốc Trung phân tích.
Xung quanh những ý kiến tranh cãi, phản đối bởi cho rằng công trình này là không phù hợp với tình hình kinh tế, dân sinh chung của địa phương, nhạc sĩ Quốc Trung cho biết mọi người cần hiểu rõ văn hoá nghệ thuật mang lại những gì cho cộng đồng, thay vì lấy những tiêu cực của xã hội để đánh giá bởi nếu có tiêu cực thì bất cứ công trình nào, dự án nào cũng sẽ có.
Bên cạnh đó, nam nhạc sĩ cũng bày tỏ sự lo lắng bởi số tiền đầu tư cho nhà hát thực tế không quá nhiều để có được một công trình tầm cỡ và chất lượng. Việc làm không đến nơi đến chốn để cuối cùng không sử dụng được thì sẽ còn gây lãng phí nhiều hơn.
Ca sĩ Đào Mác: Nhiều ê-kíp nước ngoài muốn vè Việt Nam biểu diễn nhưng điều kiện hiện tại không đảm bảo
“Việc xây dựng nhà hát là cơ hội vàng để thu hút các dàn nhạc, nghệ sĩ đẳng cấp quốc tế đến với Việt Nam” - Đào Mác. Là gương mặt trẻ của dòng nhạc thính phòng, nam ca sĩ Đào Mác từng có cơ hội đứng biểu diễn tại nhiều nhà hát lớn nhỏ trên khắp cả nước. Đào Mác cho hay anh cũng như nhiều nghệ sĩ hoạt động tại Sài Gòn đều mong mỏi, ao ước một ngày nào đó Việt Nam sẽ có được một không gian trình diễn đẳng cấp để mỗi người nghệ sĩ có thể mang chất lượng nghệ thuật đến cho khán giả.
Việc xây dựng nhà hát, theo anh là điều vô cùng cần thiết và quan trọng đối với nghệ sĩ, người dân toàn thành phố: “Tôi đã từng tiếp xúc, làm việc với một số ê-kip nước ngoài, có những người họ rất mong mỏi về Việt Nam biểu diễn nhưng cơ bản điều kiện vật chất nước ta lại không thể đáp ứng được tiêu chuẩn của họ.
Đương nhiên tôi chưa bàn đến chất lượng nghệ thuật bên trong, nhưng nhìn ở góc độ từ bên ngoài thì rõ ràng việc xây dựng nhà hát sẽ giống như một biểu tượng về kiến trúc văn hóa, nghệ thuật của cả thành phố.
Úc có nhà hát con sò Opera Sydney hay các quốc gia Anh, Singapore,.. mỗi quốc gia đều có cho mình một nhà hát mang tính biểu tượng thì tại sao Việt Nam lại không thể?. Việc xây dựng hát hát cũng sẽ góp phần thu hút khách du lịch đến thăm quan, điều này là rất tốt cho thành phố”, anh nói thêm.
Tuấn Chiêu – Gia Bảo
Nhà hát Kịch Việt Nam dựng 'Nguồn sáng trong đời' của Lưu Quang Vũ
"Nguồn sáng trong đời" - vở kịch nổi tiếng của cố tác giả Lưu Quang Vũ vừa được Nhà hát Kịch Việt Nam dàn dựng.
">...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo FCSB vs PAOK, 0h45 ngày 21/2: Quyền tự quyết
- 'Văn hóa thấp đi nhưng người Hà Nội rất tự tin'
- Quảng Bình sẽ có khu công nghiệp hàng trăm ha gần Quốc lộ 1A
- Nghệ sĩ Việt tới viếng nhạc sỹ Ca Lê Thuần
- Nhận định, soi kèo Tataouine vs Ben Guerdane, 20h00 ngày 19/2: Khách thắng thế
- 'Đăng ký bảo hộ món phở ở London là vô lý'
最新文章
-
Siêu máy tính dự đoán Real Madrid vs Man City, 3h00 ngày 20/2
-
Xem video: Thu nhập tiền triệu nhờ nghề lặt lá mai dịp cận Tết Cả gia đình đi lặt lá mai thuê
Những ngày này, chủ vườn mai tại làng mai Bình Lợi đang tất bật thuê người lặt lá mai cho mình. Siết lại quai nón, bật bài nhạc yêu thích từ cái radio bé xíu, chị Hiền (40 tuổi, quê tỉnh Trà Vinh) cùng chồng và đứa con trai 14 tuổi len qua những liếp mai xanh rì. Chị vừa nhận lặt lá cho cánh đồng mai Tết rộng hơn 1ha tại làng mai Bình Lợi (huyện Bình Chánh, TP.HCM) này với giá 30.000 đồng/h.
Chị Hiền cho biết, rằm tháng Chạp năm nào, chị và gia đình cũng bỏ hết công việc thường ngày để đi lặt lá mai thuê. Đây là công việc không đòi hỏi nhiều kỹ thuật và sức khỏe nhưng mang lại thu nhập cao nên được nhiều người lựa chọn.
“Năm nào vào thời điểm này, những người như chúng tôi đều tạm dừng việc làm riêng để đi lặt lá mai thuê. Thường ngày, vợ chồng tôi làm thợ hồ nhưng nay tôi tạm nghỉ để đi lặt lá. Mấy người bạn của tôi vốn chỉ ở nhà nội trợ nay cũng bỏ việc nhà đi lặt lá mai luôn”, chị Hiền thông tin.
Chị Hiền và con trai bỏ công việc thợ hồ thường ngày để đi lặt mai thuê kiếm thêm thu nhập. Đi trên bờ kênh dọc theo những ruộng mai bạt ngàn, chúng tôi cảm nhận rõ sự tất bật, náo nhiệt của những “công nhân” lặt mai thuê. Những người phụ nữ đội nón lá, đeo bao tay tuốt lá trong tiếng cười nói rôm rả trong khi cánh đàn ông vừa lặt lá vừa pha trò, gọi nhau í ới. Họ cười đùa, trò chuyện làm náo nhiệt cả một vùng.
Bỏ việc nhà đi lặt lá mai thuê, chị Nguyễn Thị Hoài (36 tuổi) cho biết, chị đã gắn bó với cây mai từ khi còn là con gái. Thường ngày, chị vẫn nhận cắt nhánh, tỉa cành cho mai Tết. Tuy nhiên, chị vẫn trông chờ mai vào vụ lặt lá. Bởi, thời điểm này chị có được công việc nhẹ nhàng nhưng đem lại thu nhập cao.
Chị Hoài nhận lặt lá cho chủ vườn với giá 35-40.000 đồng/giờ tùy theo mai lớn, mai nhỏ. Nhiều năm kinh nghiệm, chị được các chủ vườn tin tưởng, giao cho một diện tích lớn để lặt lá. “Khi lặt, mình phải tuốt lá xuôi theo cành. Nếu làm ngược lại, nụ hoa sẽ rụng nhiều hơn. Tôi lặt lá nhiều năm nên quen tay, vừa lặt nhanh vừa ít rụng nụ hoa nên được chủ vườn đánh giá cao”, chị Hoài tự tin nói.
Công việc này không yêu cầu kỹ thuật, sức khỏe nên mọi người đều có thể làm. Cùng “đội” với chị Hoài, nhiều người phụ nữ trung niên khác cũng tiết lộ mình bỏ công việc nội trợ để đến làng mai lặt lá, kiếm tiền tiêu Tết. Thậm chí, có người đóng cửa tiệm làm móng tay, móng chân để “rảnh” tay đi lặt lá thuê.
Theo ghi nhận của PV, công việc lặt lá mai cũng thu hút những người có tuổi. Cô Bảy (63 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh) cho biết, thường ngày cô đi làm cỏ vườn chanh cho chủ. Tuy nhiên, đến rằm tháng Chạp, cô lại xin nghỉ để vào vườn mai làm việc.
“Làm việc này vui lắm, ai cũng làm được cả, chỉ cần chịu khó, chịu nắng một chút. Cô làm từ 6h sáng đến 6h chiều. Lặt lá mai không hẹn ngày, giờ nghỉ. Bọn cô ăn cơm tại vườn, ăn xong lặt tiếp. Đến chiều, nếu mệt quá thì về, mai ra làm tiếp”, cô Bảy nói.
Người nhận lặt lá thuê chỉ việc vặt hết lá trên cành, chỉ chừa lại nụ hoa cho chủ vườn. Chủ vườn rụt rè bán mai “khủng”
Chị Hoài cho biết, năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh, sức mua mai của thương lái giảm đáng kể. Điều này khiến các nhà vườn cũng “rụt rè” hơn trong việc lặt lá mai. Tuy nhiên, do mai đạt chất lượng hơn mọi năm, cành lá đẹp nên chị và những người chuyên lặt lá vẫn có việc làm và đảm bảo thu nhập.
Trong khi đó, không ít chủ vườn đang rơi vào tình thế lưỡng lự, không dám mạnh tay lặt lá những vườn mai có tuổi đời lớn, giá trị cao. Trao đổi với VietNamNet, anh Tuấn, chủ vườn mai Tết tại làng mai Bình Lợi cho biết, năm nay, mai cho nhiều nụ, cành, nhánh đều, đẹp. Tuy nhiên, so với mọi năm, đến giờ này, anh chỉ dám lên chậu khoảng 30% số mai tại vườn.
“Năm nay, những gốc mai lớn, có tuổi đời cao, tôi không dám cho người lặt lá, lên chậu vì sợ bán không được. Nếu bán không được, chúng tôi phải đem mai về vườn trồng lại. Những cây trồng lại như thế phải mất 2 năm, chưa kể, khi đào lên trồng lại cây có thể bị chết. Tôi đành để lại, sau Tết xả tàn, nuôi cây đợi năm tới”, anh Tuấn nói thêm.
Người lặt mai thuê cho biết, mỗi giờ lặt lá, họ được trả công từ 30-40.000 đồng. Cùng cảnh ngộ, một chủ vườn khác cũng than thở việc thương lái vẫn hờ hững, chưa dám xuống tay đặt mai. Chị này cho biết, vào thời điểm này năm ngoái, các thương lái đã đến đặt mai, lên chậu đạt 90% vườn. Trong khi năm nay, dù Tết đã cận kề, mai cho hoa đẹp, thương lái vẫn đặt hàng rất dè dặt, thậm chí không dám đặt những cây mai "khủng".
Để tránh rủi ro thấy trước, các chủ vườn này cũng chọn giải pháp không vội cho người lặt lá những cây mai lớn, có tuổi đời, giá trị cao. Chị Lan, chủ vườn mai tại làng mai Bình Lợi nói: “Nhiều cây lớn, nụ đặc cành nhưng chúng tôi không dám lặt lá, không dám bứng. Vườn này, tôi chỉ bứng đem đi bán tại các bãi khoảng 30% vườn thôi”.
“Những cây có giá khoảng vài triệu, tôi chưa vội cho người lặt lá. Tôi để tại vườn chờ khách mối đến xem. Họ chốt giá hoặc có khách lẻ đến đặt mua, chúng tôi mới lặt lá, lên chậu… Nếu lên chậu, lặt lá mà không bán được chúng tôi trồng lại sẽ lỗ thêm 2 năm chăm cây”, chị Lan nói thêm.
Mỗi năm chỉ có một lần và đem lại thu nhập cao nên nhiều người đã bỏ công việc nhà để đi lặt lá mai thuê kiếm tiền tiêu Tết. Để ứng phó với sức mua có thể sụt giảm các chủ vườn không chỉ hạn chế lặt lá, lên chậu các cây mai khủng, giá trị lớn mà còn gia tăng bến bãi trưng bày, bán mai Tết. Dọc theo con đường dẫn vào làng mai, các chủ vườn đã trưng bày những cây mai dáng đẹp, sai hoa để thu hút khách hàng.
Ngoài ra, các chủ vườn cũng chủ động gia tăng bến bãi bán mai tại các địa phương để kích cầu sức mua. Anh Tuấn nói: “Năm ngoái, tôi thuê 1 bãi bán mai Tết ở Bình Dương nhưng năm nay, tôi thuê 2 bãi. Phải chia ra như để thu hút sức mua. 21 tháng Chạp, tôi đem lên Bình Dương bán rồi”.
Đến giờ này rồi không ai hỏi thăm, chủ tớ rầu lòng lo cái Tết đói
Dù đã giảm diện tích, chăm được hoa đẹp, người dân trồng hoa Tết tại TP.HCM vẫn thấp thỏm lo hoa ế bởi đến lúc này, thương lái vẫn hờ hững, chưa đến thu mua.
" alt="Những ngày rộn ràng trên cánh đồng mai Tết">Những ngày rộn ràng trên cánh đồng mai Tết
-
Nhạc pop, rap và Truyện Kiều mới nghe thì thấy không có gì liên quan đến nhau. Tuy nhiên, đạo diễn, NSND Anh Tú đã táo bạo đưa vào tác phẩm "Kiều" mới dàn dựng của mình.
Theo vị đạo diễn NSND Anh Tú, hiện nay, phần lớn khán giả đến với sân khấu kịch (cả ở Việt Nam và thế giới) đều thuộc lứa tuổi trung niên. Và đó cũng chính là lý do để anh suy nghĩ và đưa những loại hình âm nhạc mới vào vở diễn. "Chúng tôi muốn góp phần thay đổi thực tế này, kéo giới trẻ đến với sân khấu nhiều hơn. Để làm được điều này, trước hết, sân khấu phải tự đổi mới mình", nghệ sỹ nhân dân Anh Tú chia sẻ.
Việc đưa âm nhạc đương đại vào vở diễn “Kiều” cũng không nằm ngoài nỗ lực ấy. Trước khi công diễn rộng rãi vào tháng 3 này, từ cuối năm 2016, vở “Kiều” đã được diễn ở một số trường trung học phổ thông tại Hà Nội. Khi buổi diễn kết thúc, nhiều học sinh đã bày tỏ sự thích thú và thuộc lời các ca khúc được sử dụng trong đó.
Đại diện Nhà hát Kịch Việt Nam - đơn vị dàn dựng vở kịch cho rằng, đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy, khán giả trẻ sẽ không quay lưng với sân khấu truyền thống nếu tác phẩm có nhiều đổi mới, phù hợp với tâm lý tiếp nhận. Cùng với đó, phản hồi tích cực này cũng cho thấy việc đưa âm nhạc đương đại vào một vở kịch được chuyển thể từ một tác phẩm văn học kinh điển (ra đời từ cách đây khoảng hai thế kỷ) là điều không hề khiên cưỡng.
"Hơn nữa, làm sao hy vọng khán giả trẻ sẽ tìm đến rạp khi vở diễn vẫn được dàn dựng theo kiểu truyền thống với những lối bài trí sân khấu từ thập niên 70 của thế kỷ trước. Lần này, sân khấu của "Kiều" sẽ được tối giản. Những bục, bệ, phông màn theo kiểu cũ sẽ được bỏ đi. Thay vào đó, hoa sen là hình ảnh chủ đạo sẽ được dùng để trang trí, minh họa trên sàn diễn", đạo diễn Anh Tú nói.
Nói khác đi, hình ảnh hoa sen được sử dụng xuyên suốt vở kịch như một ẩn dụ về thân phận, cuộc đời con người trải qua nhiều giai đoạn: lúc e ấp, khi bung nở cao trào rồi đến giai đoạn tàn khô, héo úa... Thế nhưng, vượt lên tất cả là vẻ đẹp giản dị, thuần khiết và thanh cao.
Bên cạnh những thử nghiệm mới về hình thức biểu diễn, “Kiều” vẫn được giữ nguyên cốt truyện như ở kiệt tác của Nguyễn Du.
Lần này, danh hài Xuân Bắc sẽ tái xuất trên sân khấu chính kịch trong vở “Kiều” với vai Hồ Tôn Hiến. Bên cạnh đó, vở diễn có sự tham gia diễn xuất của các diễn viên Nhà hát Kịch Việt Nam: nghệ sỹ Diễm Hương (vai Thúy Kiều), nghệ sỹ Quỳnh Hoa (vai Thúy Vân), nghệ sỹ Tô Dũng (vai Kim Trọng), nghệ sỹ Minh Hiếu (vai Sở Khanh), nghệ sỹ Phương Nga (vai Hoạn Thư)...
Nhân dịp ngày Quốc tế 8/3, Nhà hát Kịch Việt Nam muốn dành tặng khán giả Thủ đô 10 buổi biểu diễn liên tục bắt đầu từ 1-10/3 tại Nhà hát Kịch Việt Nam (số 1 Tràng Tiền, Hà Nội).
T.Lê
" alt="Đưa nhạc rap vào Kiều">Đưa nhạc rap vào Kiều
-
Cẩm nang Michelin lần đầu đến Đà Nẵng vào tháng 6, gọi tên 35 nhà hàng, quán ăn vào danh sách, trong đó có 7 quán bình dân được tuyển chọn và gợi ý. Quán Bà Diệu
Địa chỉ: Đường Trần Tống, quận Thanh Khê
Giờ mở cửa: 6h đến 11h hằng ngày
Quán chuyên phục vụ bún bò, nằm trong danh sách Michelin tuyển chọn (Selected). Thẩm định viên của Cẩm nang ẩm thực nhận xét quán có không gian đơn giản, bún bò có các nguyên liệu chính như bắp, lưỡi, gân, nạm, giò heo. Nước dùng có hương vị đậm đà từ thịt, ngọt tự nhiên, cay nhẹ. Giá mỗi tô dao động 30.000-50.000 đồng.
Bánh xèo Bà Dưỡng
Địa chỉ: Đường Hoàng Diệu, quận Hải Châu
Giờ mở cửa: 9h30 đến 21h hằng ngày
" alt="7 quán bình dân Michelin gợi ý tại Đà Nẵng">7 quán bình dân Michelin gợi ý tại Đà Nẵng
-
Soi kèo góc Sociedad vs Midtjylland, 3h00 ngày 21/2
-
Có nhà riêng mà không dám về ở, đến khi liều mạng vào nhà thì lại bị chém chosuýt mất tay, lại có những người, bỏ tiền để sắm đồ trong nhà nhưng hễ mang rasử dụng thì phải ngó trước ngó sau kẻo hàng xóm làm ầm ĩ... Những chuyện khó tinnhưng vẫn đang diễn ra ngay giữa Thủ đô. Những hàng xóm tọc mạch giữa Thủ đô
Hàng xóm vòi 200 triệu tiền ngõ mới cho xây nhà!
" alt="Bị hàng xóm chém đứt tay vì không chịu nộp 20 triệu tiền phí">Bị hàng xóm chém đứt tay vì không chịu nộp 20 triệu tiền phí